357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 - 028 3622 8849 info@luyenthitoefl.edu.vn

Mẹo ghi chú hiệu quả cho bài thi TOEFL Listening Conversations

Để đạt điểm cao trong phần thi TOEFL Listening, bạn cần rèn cho mình kỹ năng ghi chép tốt và lắng nghe chủ động xuyên suốt bài thi nghe của mình. Đây là một trong những kỹ năng nhiều thí sinh bỏ qua và nghĩ rằng việc ghi chép làm họ mất tập trung vào bài nghe, nhưng lại dễ bỏ qua những thông tin quan trọng. Một số thí sinh lại ghi chép quá nhiều và lan man, không tập trung nghe hiểu và phân tích bài nghe. 

Nếu bạn không biết cách ghi chú và chọn lọc thông tin, việc không ghi chú có thể sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tập trung vào bài nghe hơn. Tuy nhiên, một khi bạn đã thành thạo, việc ghi chép chọn lọc khi nghe sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các mẹo ghi chú cho bài thi TOEFL Listening Conversations. 

Ghi chú phần thi conversations (đoạn hội thoại) sẽ dễ dàng và ngắn hơn so với lectures (bài giảng). Các cuộc trò chuyện thường diễn ra trong khuôn viên trường đại học và giải quyết các tình huống liên quan nên nội dung và tốc độ sẽ khá dễ hiểu. Trường hợp nếu bạn bị bỏ lỡ một số thông tin của một người, người kia có thể sẽ nhắc lại chủ đề đó và giúp bạn đoán được phần bạn bỏ lỡ. Dưới đây là một số mẹo để ghi chú các cuộc trò chuyện.

Chú ý đến tông giọng của người nói để đoán thông tin 

Khi bạn ghi chú các cuộc trò chuyện, bạn nên lưu ý rằng các đoạn hội thoại này sẽ chứa nhiều thông tin ngụ ý, ít được nói trực tiếp hơn so với phần thi lectures. Câu hỏi cho phần thi này có thể ở dạng: 

What implied information did you get from the student's tone of voice, after the professor gave him a compliment? 

His tone of voice implied he was ____

A. sad

B. extremely happy

C. surprised

D. angry 

Lắng nghe âm lượng và tông giọng lên xuống của 2 người nói

Lắng nghe âm lượng và tông giọng lên xuống của 2 người nói

Tìm sự cân bằng giữa việc nghe và ghi chép TOEFL Listening Conversations

Nguyên tắc ghi chú khi nghe là ghi lại nhanh chóng những thông tin ngắn gọn vừa đủ giúp bạn gợi nhớ lại các sự kiện quan trọng và dành thời gian nghe hiểu. Nếu bạn gặp khó khăn tập trung nghe khi đang ghi chú thì có thể bạn đang ghi chú lại quá dài và chưa chọn lọc được các từ khóa chính của bài nghe. Bạn không cần phải ghi lại tất cả những gì nghe được và đôi lúc chỉ cần 1 từ cũng đã có thể gợi lại câu trả lời cho bạn, nhưng chỉ có thực hành và luyện tập nhiều mới có thành thục được kỹ năng này hay bất kỳ kỹ năng nào. 

Ghi chép ngắn gọn và tập trung vào các từ khóa

Ghi chép ngắn gọn và tập trung vào các từ khóa

Bỏ qua và tiếp tục bài thi TOEFL Listening Conversations

Nhìn chung khi làm bài thi, bạn sẽ khó có thể tập trung được tối đa năng lực trong một khoảng thời gian dài và bỏ lỡ hoặc không hiểu một số thông tin người nói đề cập. Khi gặp trường hợp này, điều tốt nhất nên làm là giữ bình tĩnh, bỏ qua và tiếp tục nghe tiếp bài thi. Nếu bạn cố gắng nhớ lại ngay hoặc lo lắng về thông tin bị bỏ lỡ, bạn sẽ bỏ lỡ thêm nhiều thông tin hay tệ hơn là không nghe được hết bài nghe sau đó. Hơn thế nữa, nếu bạn nghe xót một vài phần trong bài thi và bắt đầu thấy căng thẳng, bạn sẽ dễ mất tinh thần khi chuyển sang phần thi nói và viết sau đó. 

Những thí sinh có năng lực Tiếng Anh tốt thường mắc lỗi do quá căng thẳng trong kỳ thi và dẫn đến kết quả không được như mong đợi. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị tâm lý vững vàng, giữ bình tĩnh để tránh ảnh hưởng đến những phần thi sau. Bạn không cần phải làm đúng hết tất cả các câu để được điểm tuyệt đối vì kết quả này rất hiếm người đạt được và có thể những đoạn nghe sau đó sẽ giúp bạn đoán được thông tin bỏ lỡ. 

Tập trung và nghe tiếp phần tiếp theo của đoạn hội thoại

Tập trung và nghe tiếp phần tiếp theo của đoạn hội thoại

Sử dụng ký hiệu trong bài thi TOEFL Listening Conversations

Một khi đã luyện tập và hiểu rõ, sử dụng ký hiệu thay cho các từ nhất định sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc ghi chép. Ví dụ các từ như “nguyên nhân” hay “kết quả” có thể được thay bằng dấu mũi tên và tương tự với các từ tăng hay giảm dùng mũi tên lên xuống. Trong khi thực hành ghi chú hãy lưu ý thay thế những từ này bằng các ký hiệu phù hợp nhất với bạn.

Một trong những cách sử dụng ký hiệu để thay thế khi ghi chú

Một trong những cách sử dụng ký hiệu để thay thế khi ghi chú

Chia bố cục hai cột

Bố cục hai cột là một trong những bố cục tốt nhất để ghi chú một đoạn hội thoại vì cách sắp xếp trình tự logic theo thời gian lần lượt của 2 người giúp bạn không cần phải viết lại nhiều lần lượt nói của từng người. 

Ví dụ cách chia 2 cột ghi chú một đoạn hội thoại của TOEFL Listening

Ví dụ cách chia 2 cột ghi chú một đoạn hội thoại của TOEFL Listening  

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn không những trong quá trình luyện thi TOEFL Listening mà còn cả hành trình học ngoại ngữ nói chung. Nếu bạn có thêm thắc mắc, hãy tham khảo thêm nhiều bài viết khác trên website luyện thi TOEFL và liên hệ tổng đài miễn phí của Phuong Nam Education để được giải đáp và hỗ trợ thêm. Chúc bạn thành công trên con đường đã chọn!

 

Tags: TOEFL, thi TOEFL, chiến lược thi TOEFL Listening, cách học TOEFL, học TOEFL Listening, bài thi TOEFL, ôn thi TOEFL, mẹo học TOEFL Listening.

Tư vấn miễn phí
PHUONG NAM EDUCATION - HOTLINE: 1900 7060
Zalo chat