357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 - 028 3622 8849 info@luyenthitoefl.edu.vn

Mẹo ghi chú hiệu quả cho bài thi TOEFL Listening Lectures

Đối với bài nghe TOEFL Listening Lectures, cách nghe và ghi chú sẽ hơi khác so với phần thi Conversations. Các bài giảng thường có độ dài dài hơn, có nhiều luồng thông tin cần ghi nhớ hơn và thường liên quan đến các chủ đề học thuật. Trong khi đó, các đoạn hội thoại nhìn chung ngắn hơn và nội dung dễ hiểu hơn. Sau đây là những mẹo giúp bạn ghi chú bài giảng một cách hiệu quả.

Ghi chú những khái niệm mới và ý diễn giải

Trong phần thi TOEFL Listening Lectures, bạn sẽ nghe giáo sư giải thích về một khái niệm hoặc định nghĩa mới trong lĩnh vực học thuật. Nếu bạn cảm thấy bối rối khi lần đầu tiên nghe đến những khái niệm này, hãy bình tĩnh, tiếp tục nghe cách giáo sư diễn giải và đưa ra ví dụ để làm rõ. Đồng thời, tập trung ghi chú các danh từ, động từ và tính từ liên quan đến nội dung chính như con người, nơi chốn, hành động hay mô tả để gợi lại những gì bạn vừa nghe được. Bạn nên đặt một số câu hỏi khi nghe như:

“Tại sao giáo sư nói về vấn đề này?”

“Giáo sư muốn sinh viên nắm được gì sau bài học?”

“Tại sao thông tin này lại quan trọng?"

“Giáo sư trình bày các chi tiết, giải thích hay minh họa ý chính như thế nào? 

Tập trung nghe và lọc ý trong phần thi Lecture

Tập trung nghe và lọc ý trong phần thi Lecture

Trong sáu câu hỏi theo sau đoạn văn, câu hỏi đầu tiên luôn là về ý chính của bài và theo sau câu hỏi số 2 thường hỏi về một chi tiết khá quan trọng khi bắt đầu bài giảng. Trình từ câu hỏi sẽ được sắp xếp theo cùng trình tự bài giảng. 

Ghi chú cấu trúc tổng thể của TOEFL Listening Lectures

Đôi khi bạn sẽ gặp câu hỏi về cấu trúc tổng thể của bài giảng, còn được gọi là “Organization Questions”. Theo ETS, có bốn cách tổ chức bài giảng chính:

Theory and evidence (lý thuyết và diễn giải): Giáo sư sẽ giới thiệu một lý thuyết và cung cấp nhiều ví dụ khác nhau để diễn giải.

Cause and effect (nguyên nhân và kết quả): Loại bài giảng này tập trung vào nguyên nhân của một vấn đề như một sự kiện, một khám phá hay hiện tượng khoa học nào đó và các ảnh hưởng khác nhau của vấn đề đó.

Steps of a process (các bước của một quy trình): Giáo sư sẽ giới thiệu một quy trình và các bước theo trình tự thời gian thường sử dụng các từ nối như “first”, “second”, “third”,...). 

Comparison of two things (so sánh hai vấn đề): Giới thiệu sự giống và khác nhau của hai khái niệm.

Tập trung nghe ngay từ ban đầu để hiểu cấu trúc bài giảng

Tập trung nghe ngay từ ban đầu để hiểu cấu trúc bài giảng

Khi ghi chép, bạn nên tận dụng cách ghi liệt kê để theo dõi các nội dung được đề cập đến theo trình tự thời gian của bài nói và sắp xếp một cách rõ ràng để không gặp vấn đề khi đọc lại. Hãy tập trung vào các từ khóa, cụm từ và mô tả của giáo sư đối với mỗi cách diễn giải này để ghi chú lại các ý quan trọng.

Ghi chú các ý chính và các ý liên kết

Như đã được đề cập ở phần trước, bạn không nên ghi hết tất cả những gì nghe được vì sẽ không có đủ thời gian và dễ dẫn đến bỏ sót những thông tin quan trọng. Hãy chỉ ghi lại những ý lớn, chọn lọc thông tin quan trọng và các từ khóa để gợi nhớ lại các thông tin chi tiết hơn. Vậy những ý quan trọng là những ý như thế nào? Đây là những ý bao quát chủ đề của cả đoạn nghe bao gồm các ý chính và các ý diễn giải như:

  • Chủ đề của bài giảng
  • Các nguyên nhân và ví dụ
  • Các thuật ngữ và cụm từ quan trọng
  • Các ý kiến, câu hỏi, giải pháp hoặc đề xuất

Ngoài ra, bạn cần chú ý đến từ nối và viết lại các ý liên kết như ví dụ, so sánh, ý tương phản hay ý chỉ nguyên nhân-kết quả.

Ghi lại những thông tin quan trọng và các ý liên kết

Ghi lại những thông tin quan trọng và các ý liên kết

Sử dụng ký hiệu thay vì viết cả câu văn

Để ghi chú của bạn được ngắn gọn và xúc tích, hãy tận dụng các ký tự và chữ viết tắt để tiết kiệm thời gian. Bạn có thể tự tạo cho mình một hệ thống chữ viết tắt dễ hiểu và ngắn gọn hoặc tham khảo một số cách dùng ký hiệu như sau:

Một số ví dụ sử dụng ký hiệu và chữ viết tắt trong bài thi TOEFL Listening

Một số ví dụ sử dụng ký hiệu và chữ viết tắt trong bài thi TOEFL Listening

Ngoài ra, một số từ bạn có thể viết tắt bằng cách chỉ viết phụ âm thay vì kèm theo nguyên âm a, e, i, o, u như: 

  • sleep → slp
  • symptoms → smptms
  • depression → dprsn

Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn sẽ cần dùng nguyên âm để dễ hiểu như:

  • anxiety → anxty 
  • create → crete
  • treaty → trty

Để tóm tắt lại những mẹo ghi chú cho bài thi TOEFL Listening Lectures, sau đây là những lưu ý ngắn gọn ghi ghi chú:

  • Tránh ghi chú cả câu và quá dài dòng.
  • Chỉ ghi lại những từ khóa, ý chính và ví dụ ngắn gọn giúp bạn gợi lại những thông tin đã nghe được.
  • Sử dụng các ký hiệu và từ viết tắt để tiết kiệm thời gian.
  • Bỏ qua những đoạn nghe không rõ và tiếp tục tập trung nghe đoạn sau đó, tránh căng thẳng ảnh hưởng đến các bài thi tiếp theo.
  • Ghi chú từ ý tổng thể như cấu trúc bài giảng để giới hạn những nội dung sẽ nghe.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn trong quá trình học TOEFL Listening nói riêng và luyện thi TOEFL nói chung. Nếu bạn có thêm thắc mắc, hãy theo dõi nhiều bài viết trên website luyện thi TOEFL và liên hệ với hotline 1900 7060 của Phuong Nam Education để được giải đáp và tư vấn thêm. Chúc bạn thành công trên con đường đã chọn!

 

Tags: TOEFL, thi TOEFL, chiến lược thi TOEFL Listening, cách học TOEFL, học TOEFL Listening, bài thi TOEFL, ôn thi TOEFL, mẹo học TOEFL Listening.

Tư vấn miễn phí
PHUONG NAM EDUCATION - HOTLINE: 1900 7060
Zalo chat